Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Siêu Hệ Thống.

Ít ngày sau khi các kết quả benchmark được tiết lộ, chiếc siêu máy tính Tianhe-2 của Trung Quốc đã chính thức được công nhận là siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Tianhe-2 có sức mạnh tính toán lên tới 33,86 petaflop, cao gần gấp đôi so với đối thủ Titan - cỗ máy được công nhận là siêu máy tính mạnh nhất thế giới vào thời điểm tháng 11 năm ngoái của người Mỹ. Sự xuất hiện của Tianhe-2 có thể coi là một sự bất ngờ, bởi các dự đoán trước đó cho rằng cỗ máy này sẽ chỉ được ra mắt vào năm 2015.
Tianhe-2 của Trung Quốc chính thức truất ngôi vương siêu máy tính của Mỹ
Tianhe-2 được đem vào triển khai sử dụng tại trường Đại học Công nghệ phòng vệ Quốc gia Trung Quốc (National University of Defense Technology) và sẽ được đưa vào phục vụ tại trung tâm siêu máy tính quốc gia của nước này vào cuối năm nay.
 

Như vậy, Trung Quốc đã đánh dấu sự trở lại của mình trong cuộc đua siêu máy tính mạnh nhất, kể từ tháng 11/2010 khi chiếc Tianhe-1A của họ đứng đầu danh sách top 500 siêu máy tính.
"Tianhe-2 có 16000 node, nỗi node chứa 2 vi xử lý Intel Xeon nền tảng Ivy Bridge, và 3 vi xử lý Xeon Phi với tổng số nhân xử lí lên tới 3.120.000".
Một con số thú vị về top 500 siêu máy tính lần này, đó là tổng sức mạnh của 500 chiếc máy tính hàng đầu thế giới lên tới 223 petaflop, tăng lên đáng kể so với tháng 11 năm ngoái (162 flop). Trong đó, có 26 hệ thống có sức mạnh từ 1 petaflop trở lên. 80,4% trong tổng số 500 siêu máy tính dùng chip Intel. 39 hệ thống sử dụng GPU của Nvidia, 15 hệ thống dùng các công nghệ tăng tốc độ tính toán khác như AMD ATI Radeon hay Intel Xeon Phi.
252 trong số 500 máy được triển khai cài đặt ở Mỹ, 112 máy ở châu Âu, 66 máy ở Trung Quốc, và 30 máy ở Nhật bản. Một số hình ảnh và thông tin về 10 chiếc máy tính mạnh nhất hiện nay (tính từ 10 đến 1):

 Chiếc Tianhe-1A tại Trung tâm siêu máy tính Quốc gia Trung Quốc. Đây là siêu máy tính mạnh nhất vào thời điểm tháng 11/2010. Tianhe-1A sử dụng chip Intel Xeon và GPU Nvidia GPU cho số nhân xử lí lên tới 183.368. Sức mạnh tính toán đạt 2,6 petaflop.
Chiếc Tianhe-1A tại Trung tâm siêu máy tính Quốc gia Trung Quốc. Đây là siêu máy tính mạnh nhất vào thời điểm tháng 11/2010. Tianhe-1A sử dụng chip Intel Xeon và GPU Nvidia GPU cho số nhân xử lí lên tới 183.368. Sức mạnh tính toán đạt 2,6 petaflop.

 SuperMUC, siêu máy tính tại trung tâm siêu máy tính Leibniz, Đức. Máy sử dụng server IBM iDataPlex, RAM 300 TB. Số nhân xử lý của SuperMUC là 147.456 nhân cho tốc độ 2,9 petaflop.
SuperMUC, siêu máy tính tại trung tâm siêu máy tính Leibniz, Đức. Máy sử dụng server IBM iDataPlex, RAM 300 TB. Số nhân xử lý của SuperMUC là 147.456 nhân cho tốc độ 2,9 petaflop.


 Siêu máy tính Vulcan của phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore. Cỗ máy cho sức mạnh 4,3 petaflop này được lắp đặt dựa trên các công nghệ của IBM Blue Gene/Q và có 393.216 nhân xử lý. Nó được dùng cho việc nghiên cứu của cơ quan chính phủ cũng như các trường đại học lẫn các dự án hợp tác.
Siêu máy tính Vulcan của phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore. Cỗ máy cho sức mạnh 4,3 petaflop này được lắp đặt dựa trên các công nghệ của IBM Blue Gene/Q và có 393.216 nhân xử lý. Nó được dùng cho việc nghiên cứu của cơ quan chính phủ cũng như các trường đại học lẫn các dự án hợp tác.

 Juqueen, siêu máy tính thuộc trung tâm siêu máy tính Jülich, Đức. Juqueen có số nhân xử lý 458.752 cho tốc độ 5 petaflop. Tiêu tốn tới 2301 kilowatt điện, Juqueen vẫn được đánh giá là cỗ máy tiết kiệm điện tốt thứ 5 trong top 500 tính đến tháng 11 năm ngoái.
Juqueen, siêu máy tính thuộc trung tâm siêu máy tính Jülich, Đức. Juqueen có số nhân xử lý 458.752 cho tốc độ 5 petaflop. Tiêu tốn tới 2301 kilowatt điện, Juqueen vẫn được đánh giá là cỗ máy tiết kiệm điện tốt thứ 5 trong top 500 tính đến tháng 11 năm ngoái.

 Stampede thuộc trung tâm điện toán Texas Advanced của trường đại học Texas. Stampede sử dụng server PowerEdge của Dell, chip Xeon. Stampede cho tốc độ 5,2 petaflop. Đây là một trong những hệ thống lớn nhất được dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học.
Stampede thuộc trung tâm điện toán Texas Advanced của trường đại học Texas. Stampede sử dụng server PowerEdge của Dell, chip Xeon. Stampede cho tốc độ 5,2 petaflop. Đây là một trong những hệ thống lớn nhất được dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học.

 Mira, Phòng thí nghiệm năng lượng quốc gia Argonne. Máy có 786.432  nhân xử lí cho tốc độ 8,6 petaflop. 
Mira, Phòng thí nghiệm năng lượng quốc gia Argonne. Máy có 786.432  nhân xử lí cho tốc độ 8,6 petaflop. 

 K Computer, siêu máy tính do bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao Khoa học và Công nghệ của Nhật hợp tác xây dựng và do Fujitsu sản xuất. Nó đạt danh hiệu mạnh nhất thế giới năm 2011 với sức mạnh xử lý 10,5 petaflop. 
K Computer, siêu máy tính do bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao Khoa học và Công nghệ của Nhật hợp tác xây dựng và do Fujitsu sản xuất. Nó đạt danh hiệu mạnh nhất thế giới năm 2011 với sức mạnh xử lý 10,5 petaflop. 

 Siêu máy tính Sequoia thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore. Đây là siêu máy tính mạnh nhất hồi tháng 6 năm ngoái. Sequoia được Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ sử dụng để thực hiện mô phỏng nhằm kéo dài tuổi thọ của vũ khí hạt nhân. Máy có gần 1,6 triệu lõi xử lí cho tốc độ 17,2 petaflop.
Siêu máy tính Sequoia thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore. Đây là siêu máy tính mạnh nhất hồi tháng 6 năm ngoái. Sequoia được Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ sử dụng để thực hiện mô phỏng nhằm kéo dài tuổi thọ của vũ khí hạt nhân. Máy có gần 1,6 triệu lõi xử lí cho tốc độ 17,2 petaflop.

 Titan, siêu máy tính thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge. Máy được công nhận mạnh nhất thế giới hồi cuối tháng mười một năm ngoái với tốc độ 17,6 petaflop. Hệ thống sử dụng CPU của AMD còn GPU của Nvidia. Titan tiêu tốn 8,209 KW điện, được đánh giá là siêu máy tính tiết kiệm điện tốt thứ 3 thế giới hồi năm ngoái.
Titan, siêu máy tính thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge. Máy được công nhận mạnh nhất thế giới hồi cuối tháng mười một năm ngoái với tốc độ 17,6 petaflop. Hệ thống sử dụng CPU của AMD còn GPU của Nvidia. Titan tiêu tốn 8,209 KW điện, được đánh giá là siêu máy tính tiết kiệm điện tốt thứ 3 thế giới hồi năm ngoái.

 Tianhe-2 của trường Đại học Công nghệ phòng vệ Quốc gia Trung Quốc.   Máy cho tốc độ tính toán kỉ lục 33,86 petaflop. Tianhe-2 sử dụng chip Xeons và Xeon Phi của Intel cho tổng số nhân xử lý lên tới 3,12 triệu. Máy sử dụng 17,808 KW điện và trên lý thuyết có thể cho tốc độ 54,9 petaflop.

Tianhe-2 của trường Đại học Công nghệ phòng vệ Quốc gia Trung Quốc.   Máy cho tốc độ tính toán kỉ lục 33,86 petaflop. Tianhe-2 sử dụng chip Xeons và Xeon Phi của Intel cho tổng số nhân xử lý lên tới 3,12 triệu. Máy sử dụng 17,808 KW điện và trên lý thuyết có thể cho tốc độ 54,9 petaflop.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét